Lòng chính trực trong những vấn đề khác Lòng chính trực

Những môn học và lĩnh vực cần có lòng trung thực gồm triết lý về hành động, triết lý về y học, toán học, trí tuệ, suy nghĩ, cảm nhận, vật liệu khoa học, kỹ thuật cấu trúc, và chính trị. Đa phần các chuyên ngành tâm lý học tìm hiểu về sự chính trực cá nhân, sự chính trực nghề nghiệp, sự chính trực trong nghệ thuật, sự chính trực của trí tuệ.

Khái niệm “Chính trực” cũng là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh không chỉ về sự thành thật của lãnh đạo/nhân viên và đạo đức ứng xử mà cũng rất được quan tâm trong việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu. Sự “Chính trực” của một thương hiệu được quan tâm như là một điều đáng mơ ước của những công ty đang mong muốn việc làm ăn vững bền và một vị trí vũng chắc trong lòng tin của khách hàng. Lòng chính trực về những thương hiệu bao gồm những thông điệp vững chắc và luôn gồm cả việc sử dụng những tiêu chuẩn mang tính chất hình ảnh để duy trì sự chính trực mang tính hữu hình để cho khách hàng có thể thấy được thông qua “giao tiếp marketing”. Kaptein và Wempe đã phát triển một lý thuyết toàn vẹn về lòng chính trực bao gồm những tiêu chuẩn những doanh nghiệp khi họ phải đối đầu với những quyết định khó khăn.[9]

Một cách hiểu khác về khái niệm này, “Lòng chính trực” được sử dụng trong tác phẩm của Michael Jensen và Werner, xuất hiện trong những bài báo khoa học, “Lòng chính trực: một mô hình tích cực tổng hợp các yếu tố tiêu chuẩn tiềm ẩn về Đạo đức, Cách ứng xử và Tính tôn trọng Luật pháp”. Trong những bài báo này, các tác giả khám phá ra một mô hình mới về lòng Chính trực như là tình trạng toàn vẹn và hoàn hảo, không thể bị khuất phục, không thể bị phá hủy, đáng tin cậy, và luôn trong một tình trạng hoàn bị. Họ đặt ra một mô hình mới về sự chính trực, mô hình này cung cấp một cách tiếp cận đối với những hành vi xã hội đang gia tăng của các cá nhân, nhóm, tổ chức và xã hội. Mô hình của họ “tiết lộ những liên kết giữa sự chính trực và các hành vi ứng xử đang gia tăng, chất lượng của cuộc sống, sự tạo nên các giá trị cho các thực thể sống, và cung cấp cách tiếp cận đến nhữn glieen kết đó."[6][6][10] Theo Muel Kaptein, Lòng chính trực không phải là khái niệm một chiều. Trong cuốn sách của mình, ông đưa ra một quan điểm đa chiều về lòng chính trực. Lòng chính trực liên quan đến, ví dụ, những nguyên tắc cũng như những quan điểm chung của xã hội, về Đạo đức cũng như cách ứng xử, về cả hành động cũng như thái độ.

Những tín hiệu điện tử được cho là chính xác khi không có sự sai sót về mặt thông tin từ một miền (domain) đến một miền khác, như là từ ổ đĩa đến màn hình máy vi tính. Sự chính xác này là một nguyên tắc cơ bản về tính an toàn thông tin. Thông tin sai thì không còn đáng tin cậy và những thông tin chính xác thì có giá trị.